Giai đoạn bé ăn dặm là thời điểm đòi hỏi sự kiên nhẫn và lưu ý rất nhiều từ bố mẹ. Đặc biệt, với các bà mẹ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dặm trong bài viết này Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ của để có thể chăm sóc con yêu tốt nhất nhé!
Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm cũng là lúc sữa mẹ không đủ thỏa mãn cho bé nữa mà thay vào đó là những nhu cầu dinh dưỡng mới để đáp ứng kịp thời cho sự phát triển của bé. Đây cũng được xem là giai đoạn cực kỳ quan trọng, vậy nên việc bố mẹ tìm hiểu và nắm vững kiến thức dinh dưỡng kịp thời trong mỗi giai đoạn sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện hơn.
Nắm vững kiến thức khi cho bé tập ăn dặm giúp bé phát triển tốt và toàn diện hơn
Cho bé ăn dặm đúng thời điểm, độ tuổi
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn dặm là từ 4 – 6 tháng tuổi. Lúc này, chức năng tiêu hóa của ruột cũng như khả năng của thận ở trẻ đã khá hoàn thiện và sẵn sàng cho việc ăn các món ngon cho bé ăn dặm ngoài sữa. Bên cạnh đó, cơ thể bé cũng có nhu cầu cần các chất khoáng như: sắt, kẽm… Để có thể cho bé ăn dặm đúng thời điểm, mẹ nên theo dõi sát sao cân nặng, các biểu hiện khi ăn của bé như: cân nặng phát triển chậm hơn bình thường, bé hay nhìn và đòi ăn thức ăn của người lớn, thích thú với các món ăn mới…
Tạo thói quen cho bé ăn dặm từ từ
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, bố mẹ cần thật sự kiên nhẫn để tạo cho bé thói ăn uống đúng giờ. Không có một quy tắc nào để có thể cho bé ăn dặm nhanh chóng và dễ dàng nên tốt nhất là mẹ nên tập cho bé ăn từ từ, có thể bắt đầu bằng một bữa ăn dặm trong ngày, sau đó tăng dần lên hai hoặc ba bữa ăn dặm một ngày.
Mẹ nên tập cho bé ăn dặm từ từ một cách kiên nhẫn
Mặc dù khi ăn dặm bé sẽ ít bú sữa hơn những tuyệt đối, sữa vẫn là một phần quan trọng trong chế độ ăn của bé cho đến khi bé đủ ít nhất 12 tháng tuổi.
Theo dõi khả năng ăn dặm của bé
Khi mới tập ăn dặm, bạn nên bắt đầu từ các loại đồ ăn uống lỏng để bé có thể làm quen dần với thức ăn rắn. Tùy vào khả năng ăn của mỗi bé mà mẹ tăng dần lượng thức ăn, không ép bé ăn. Mẹ nên cho bé thử vài muỗng cà phê một hoặc hai lần mỗi ngày và tăng dần số lượng cho đến khi bé ăn ba bữa một ngày.
Chọn đồ ăn đầy đủ dưỡng chất và phù hợp với bé
Bữa ăn dặm của bé cần đảm bảo đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chính là: tinh bột, chất đạm, rau củ quả, dầu động thực vật.
Những loại thực phẩm tốt cho bé tập ăn dặm
Thông thường, nhiều bà mẹ hay chọn các loại rau, củ quả nấu chín với mùi vị thơm ngon hoặc nghiền nát các loại trái cây như: chuối, xoài, bơ… cho bữa ăn đầu tiên của bé là hợp lý. Tuy nhiên, với các loại rau củ, mẹ cũng nên nấu hay hấp chín rồi xay nhuyễn và có thể cho bé uống thêm nước ép trái cây.
Không kéo dài thời gian khi cho bé ăn dặm
Cho bé ăn trong thời gian quá lâu sẽ làm đồ ăn bị nguội, không ngon và khiến bé chán ăn. Ngoài ra, mẹ cũng không nên dùng điện thoại, ti vi… để dụ bé ăn vì sẽ làm bé mất tập trung, không chú ý và cảm nhận được bữa ăn. Thay vào đó, chỉ nên cho bé ăn khoảng 30 phút, nếu bé chưa ăn hết, bạn vẫn nên dọn đi luôn.
Thời điểm bé yêu tập ăn dặm rất quan trọng, không những để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể chất của bé mà còn giúp bé làm quen với các món ăn, với thế giới ẩm thực phong phú đầy màu sắc. Hi vọng những lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dặm trên đây đã giúp bạn có thêm những tham khảo bổ ích để chăm sóc bé yêu nhà mình.
Ý kiến của bạn