Món Ngon Cho Bé Ăn Dặm

Cách chế biến các món ngon cho bé ăn dặm của người Nhật luôn nhận được sự ngưỡng mộ và học hỏi của nhiều bậc phụ huynh Việt Nam. Từ những nguyên liệu như rau củ hay trái cây, bột hay cháo, người Nhật đã khéo léo chế biến thành những món ăn bổ dưỡng cho con ăn dặm như thế nào? Hãy cùng Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ khám phá  và làm món ngon cho bé bạn nhé!

bắt đầu tập ăn dặm

Trẻ từ 6 tháng trở đi đã có thể bắt đầu tập ăn dặm (Ảnh: Internet)

Các giai đoạn ăn dặm của bé

Trước khi tìm hiểu và nấu các món ngon cho bé tập ăn dặm, mẹ nên tìm hiểu trước về các giai đoạn ăn dặm để biết nên tập trung bổ sung cho con những chất nào hoặc món ăn nào sẽ dễ tiêu hóa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ, chúng ta có thể tạm chia thành 5 giai đoạn ăn dặm là:

+ Bé từ 6 – 7 tháng: ưu tiên các món dạng bột cho trẻ tập ăn như lòng đỏ trứng gà, đậu hũ xay nhuyễn. Nếu chế biến thịt thì nên chọn thịt gà.

+ Bé từ 7 – 8 tháng: con đã có thể tập ăn dần các món cứng hơn và có vị như thịt chim bồ câu, lươn…

+ Bé từ 8 – 9 tháng: thời điểm này bạn nên “mạnh tay” cho con tập ăn các món từ hải sản như tôm, cá, cua, thịt ghẹ… Tuy nhiên vẫn cần phải nấu thật mềm hoặc xay nhuyễn bạn nhé.

+ Bé từ 9 – 12 tháng: khi gần được 1 tuổi, bé đã có thể ăn được cháo và thậm chí là cơm xay mịn.

+ Bé trên 1 tuổi: lúc này răng bé đã mọc khá nhiều và hệ tiêu hóa đã tốt hơn, vì thế bạn có thể tập cho con ăn nhiều món như người lớn, ưu tiên những món mềm. Ngoài ra, bạn thay việc xay nhuyễn thành băm nhuyễn hoặc băm nhỏ để bé dần làm quen.

Ngoài ra, đối với trẻ ăn dặm, ba mẹ đặc biệt không nêm gia vị. Nếu có, bạn chỉ nên sử dụng loại dầu ăn cho trẻ em.

Tổng hợp những món ăn dặm giúp trẻ còi mấy cũng tăng cân khỏe mạnh

CHÁO ĐẬU QUE (ĐẬU CÔ – VE)

Nguyên liệu

  • Cháo trắng
  • 100gram đậu que

Thực hiện

Chần sơ đậu que cho mềm và bớt mùi nồng, sau đó nghiền nhỏ

Ninh cháo mềm và hơi loãng, sau đó cho đậu que đã nghiền vào, trộn đều.

Đậu que được “list” vào danh sách một trong các món cháo cho bé ăn dặm ở thời điểm mới bắt đầu. Đậu có chứa canxi, mangan, vitamin A,C,K tốt cho sự phát triển xương cứng cáp và chiều cao cân đối. Mẹ có thể cho con ăn cùng với cháo hoặc chỉ ăn đậu que xay nhuyễn đều được. Lưu ý nên chọn loại đậu tươi và còn non bạn nhé!

Cháo đậu que

Cháo đậu que (Ảnh: Internet)

SÚP BÁNH MÌ SỮA

Nguyên liệu

  • 50ml sữa tươi hoặc sữa bột con hay dùng
  • Bánh mì gối (sandwich): ¼ lát

Thực hiện

Bỏ phần viền cứng ở bánh mì đi, xé nhỏ và cho vào sữa.

Nấu sữa và bánh mì đến khi thấy sữa sôi và hơi đặc thì tắt bếp.

Quỹ dinh dưỡng Anh cho biết: “Bánh mì cung cấp hơn 10% protein, chất sắt vào cơ thể, giúp bé đáp ứng một số dinh dưỡng quan trọng”, vì thế bạn nền lồng ghép món ăn này vào thực đơn ăn dặm của bé.

Súp từ bánh mì và sữa

Súp nghiền từ bánh mì và sữa (Ảnh: Internet)

MÌ UDON NẤU NƯỚC RAU CỦ

Nguyên liệu

  • 20gram mì Udon
  • 50ml nước súp rau củ
  • 1 muỗng nhỏ bột gạo.

Thực hiện

Nấu mì trong 5 phút với nước rau củ. Sau đó bạn cho thêm bột gạo vào và nấu cho nước súp sệt lại thêm khoảng 5 phút nữa để mì thật mềm rồi cho con dùng.

Cắt mì theo độ tuổi

Cắt mì theo độ tuổi để con dễ ăn hơn (Ảnh: Internet)

THẠCH TRÁI CÂY

Khi lên thực đơn món ngon cho bé ăn dặm, bạn đừng bỏ qua trái cây. Nó không chỉ bổ sung thêm chất xơ và các vitamin tự nhiên mà còn tập hình thành ở bé thói quen ăn trái cây và rau củ mà nhiều phụ huynh thường chưa chú trọng.

Nguyên liệu

  • ¼ trái táo (hoặc bất cứ loại trái cây nào)
  • ¼ muỗng cà phê gelatin

Thực hiện:

Táo cắt nhỏ rồi hấp cho mềm rồi đem nghiền.

Bột gelatin bạn hòa với nước, quậy cho tan đều và đặt trong lò vi sóng 30s.

Cuối cùng, bạn cho gelatin và táo vào cùng nhau, để vào ngăn lạnh để thạch đông và hơi lạnh là dùng được.

Thạch trái cây

Thạch trái cây (Ảnh: Internet)

Tương tự như vậy, mẹ có thể áp dụng các bước như trên để làm thạch lê hoặc thạch cà chua đều được và tốt nhé!

ĐẬU HŨ NGHIỀN VỚI SÚP DASHI RAU CỦ

Nguyên liệu

  • 3 muỗng canh đậu hũ trắng
  • 20gram thịt ức gà
  • 10gram hành tây
  • 50ml nước dashi (nước dùng cá)
  • ½ muỗng cà phê bột năng
  • ½ muỗng cà phê xì dầu.

Thực hiện

Luộc chín hành tây trong nước dashi. Sau khi hành đã chín, bạn cho thêm ức gà (băm thật nhuyễn), nêm thêm xì dầu và bột năng trong khoảng 5 phút. Đây chính là phần nước xốt.

Đậu hũ tán, nghiền nhỏ.

Khi bé ăn, bạn rưới nước xốt lên đậu hũ và múc từng miếng nhỏ cho bé tập ăn.

Nghiền nhuyễn đậu hũ

Nghiền nhuyễn đậu hũ và rưới súp dashi lên (Ảnh: Internet)

CÁ THỊT TRẮNG HẤP CÀ CHUA

Nguyên liệu

  • 10gram cá (cá thịt trắng)
  • 10gram hành tây
  • 10gram cà chua.

Thực hiện

Hành tây trước hết bạn băm nhỏ và chần qua nước sôi cho bớt mùi hăng, sau đó xào sơ với thịt cá được tách nhỏ. Sau đó, bạn cho hành và cá vào hấp cùng với 60ml nước trong khoảng 3 – 5 phút.

Cà chua hấp chín và nghiền nhỏ.

Cho cà chua lên cá đã hấp chín, trộn đều và cho bé dùng.

Trên đây, Daynauan.info.vn đã giới thiệu đến bạn các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trở lên đa dạng chứ không chỉ có cháo hay bột. Ở thời điểm mới ăn, chúng ta thường chưa biết con thích ăn gì, dị ứng với thức ăn nào. Vì thế, bạn nên cho bé thử qua nhiều loại thức ăn và thay đổi đa dạng để cung cấp cho con nguồn dưỡng chất toàn diện. Ngoài ra, bé chỉ mới ở giai đoạn đầu của ăn dặm nên bạn chỉ cho con ăn 1 bữa/ngày với số lượng ít, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.

Cùng theo dõi những bài viết khác của Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ để tham khảo thêm thực đơn dinh dưỡng cho bé ở các độ tuổi khác bạn nhé!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 5 (12 bình chọn)

Tác giả: Yến Huỳnh

Huỳnh Yến là một Biên Tập Viên lâu năm tại Dạy Nấu Ăn. Với rất nhiều kiến thức về các món ăn của Việt Nam cũng như thế giới, Huỳnh Yến đã mang đến cho Dạy Nấu Ăn những bài viết hướng dẫn nấu ăn hết sức hấp dẫn và nhận được nhiều sự quan tâm.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn