Đủ Kiên Trì Với Nghề Bếp – Không Sợ Hai Từ “Thất Nghiệp”

Ở Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng, học nghề nấu ăn chuyên nghiệp là định hướng tốt trong giai đoạn hưng thịnh của ngành ẩm thực nhà hàng – khách sạn. Là một đầu bếp, bạn sẽ có cơ hội làm việc trong những căn bếp sang trọng với mức thu nhập cao. Ngoài ra, người học nghề nấu ăn cũng có nhiều thuận lợi hơn khi lấn sân sang kinh doanh, giảng dạy ẩm thực…

Học nghề nấu ăn không lo thất nghiệp

Con đường nhanh nhất để nấu ăn giỏi chính là đầu tư học nấu ăn chuyên nghiệp

“Xin việc làm” là vấn đề lớn nhất mà mỗi học viên nghề, sinh viên cao đẳng, đại học quan tâm. Tại các trung tâm dạy nghề bếp, học viên được học và thực hành với định hướng trở thành một đầu bếp. Do đó, thời gian thực hành nhiều hơn, những bài học lý thuyết cũng trở nên tinh giản hơn. Thay vì chuyên sâu nhiều về nghiên cứu, học viên trường nghề gắn bó nhiều hơn với căn bếp, những buổi workshop và giao lưu với các đầu bếp, tham quan và tìm hiểu môi trường làm việc tại các nhà hàng, khách sạn… Dẫu không thể phủ nhận nghề nấu ăn có nhiều đặc thù riêng khá vất vả, thế nhưng nếu đủ kiên trì, bạn không phải e dè hai chữ “thất nghiệp”.

Trang bị đầy đủ yêu cầu nghiệp vụ mà nhà tuyển dụng cần

Khi ứng tuyển vào vị trí đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn và đặc biệt là khách sạn 3 sao trở lên, ứng viên phải đảm bảo được một số tiêu chí như: hiểu về quy trình làm bếp và vai trò làm việc của từng vị trí trong bộ phận bếp chuyên nghiệp, biết sử dụng trang thiết bị nhà bếp cơ bản, am hiểu và chế biến được các món ăn theo đúng phong cách từng lĩnh vực ẩm thực (như bếp Việt, bếp Âu, Hoa, Á…)

Toàn bộ những kiến thức này đều là nội dung chính trong chương trình học nấu ăn tại trường dạy nghề. Các bạn sẽ được học theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao, đi từ những kiến thức nền tảng, vỡ lòng đến những bài học chuyên sâu của ngành bếp. Kết thúc các khóa học, học viên vừa có thể nấu ăn tốt, vừa có thể thích nghi rất nhanh với môi trường làm việc vì đã được làm quen và thực hành thành thạo trong quá trình học.

Học nghề đúng hướng

Học nghề đúng hướng sẽ cho bạn một tay nghề vững vàng để xin việc thuận lợi

Dễ dàng thăng tiến

Đối với các đầu bếp đã ít nhiều có kinh nghiệm đi làm, việc thăng tiến sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn khi bạn bổ sung chuyên môn nâng cao và kỹ năng quản lý. Bên cạnh việc nấu ăn giỏi, khả năng décor đẹp, cắt tỉa tốt, ngoại ngữ trôi chảy sẽ giúp đầu bếp trở nên toàn diện hơn, chủ động hơn trong sáng tạo món ăn và cũng dễ dàng được làm việc ở nhiều môi trường quốc tế.

Ngoài ra, để từ bếp chính “thăng” lên vị trí quản lý ca, bếp phó hay cao hơn là bếp trưởng, bạn cần phải có kỹ năng quản lý. Công việc chính của các cấp quản lý là kiểm soát chất lượng và chi phí món ăn, sáng tạo thực đơn, đánh giá và đào tạo nhân sự… Đây là kỹ năng mà các đầu bếp tự trau dồi và có được trong quá trình đi làm. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể bổ sung bằng cách tham gia khóa học chuyên nghiệp.

Lộ trình thăng tiến của nghề bếp

Lộ trình thăng tiến của nghề bếp

Thực tế, những đầu bếp tuy mới đi làm nhưng hội tụ đủ cả kiến thức về chế biến món ăn, có khả năng thực hành, ứng dụng tốt lý thuyết vào công việc, có mục tiêu rõ ràng thường có lộ trình thăng tiến rất nhanh và suôn sẻ. Từ phụ bếp lên đầu bếp mất khoảng 1 năm nhưng cũng có thể ngắn hơn. Từ đầu bếp lên bếp phó, bếp trưởng cần khoảng 5 năm, 7 năm… tùy vào năng lực.

Trung bình mức lương cho một đầu bếp mới ở Việt Nam là khoảng 7 – 8 triệu/tháng. Cấp quản lý trở lên có mức lương không dưới 15 triệu đồng/tháng.

Làm giàu từ kinh nghiệm làm đầu bếp

Học nấu ăn để trở thành đầu bếp. Sau một thời gian làm đầu bếp, nhiều người đã chuyển hướng sang mở quán, kinh doanh ẩm thực và dễ dàng thành công hơn so với những người “tay ngang”. Việc học nấu ăn bài bản giúp bạn hiểu rõ về từng nguyên liệu, cách nêm nếm theo khẩu vị từng vùng miền, hiểu về tính chất của món ăn và nhất là biết cách tạo nên những ấn tượng khác biệt trong hương vị.

Giảng dạy ẩm thực cũng là công việc là nhiều đầu bếp lựa chọn. Đây vừa là một nghề giúp tăng thu nhập, vừa là cách để thế hệ đi trước truyền lửa, truyền kiến thức và chia sẻ để những thế hệ sau có thể vững vàng hơn khi bước đến ngành nghề này.

Nghề nấu ăn, làm đầu bếp cần nhất là nghiệp vụ. Nhưng trước khi có nghiệp vụ, rất cần có sự kiên trì. Không đủ kiên trì, thành công rất khó chạm ngõ. Đủ kiên trì, bạn sẽ không ngại học hỏi, trau dồi, không ngại phấn đấu và cầu tiến để đạt được thành quả cao. Daynauan.info.vn tin rằng, khi bạn cố gắng, vinh quanh sẽ mỉm cười với bạn.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 5 (8 bình chọn)

Tác giả: Vân Đinh

Đinh Vân là một tác giả lớn của Dạy Nấu Ăn. Với kinh nghiệm làm việc tại vị trí Bếp chính của nhiều nhà hàng, khách sạn lớn, cô đã tích lũy cho mình vốn kiến thức, kỹ năng về nấu ăn chuyên nghiệp. Cô tham gia cộng tác cùng Dạy Nấu Ăn trong công tác đào tạo và biên tập để mang lại nhiều kiến thức chuyên môn hơn đến học viên, bạn đọc. Cùng theo dõi Đinh Vân trên Twitter để cập nhật kiến thức nhé!

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn