Kinh Nghiệm Mở Quán Ăn Sáng

Với ước muốn kinh doanh để làm chủ và có thu nhập cao hơn, nhiều người đã suy nghĩ đến việc mở quán bán đồ ăn sáng. Tuy nhiên, bạn đã biết bắt đầu mọi chuyện từ đâu chưa?

Kinh doanh như thế nào để “một đồng vốn” nhanh chóng sinh “bốn đồng lời”? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý một vài kinh nghiệm để mở quán ăn sáng thành công, giúp bạn giảm bớt những bỡ ngỡ khi bắt tay vào công việc kinh doanh gồm: lên ý tưởng kinh doanh, chuẩn bị thực đơn và một vài bước quan trọng khác.

rat nhieu nguoi an sang ngoai quan

Rất nhiều người có nhu cầu ra ngoài ăn sáng thay vì tự chuẩn bị ở nhà

Lập ý tưởng kinh doanh

Bán đồ ăn sáng có rất nhiều “kiểu” khác nhau. Một chiếc xe bánh mì trước cửa nhà, một cái bàn nhỏ đựng vừa một xửng xôi cũng đã có thể bán được… Tuy nhiên, mở quán lại là câu chuyện khác, đòi hỏi phải có một số vốn nhất định và đầu tư sao cho hiệu quả, nhanh có lời.

Trước hết, bạn cần xác định mặt bằng mình sẽ mở quán ở đâu, gần khu dân cư hay trường học, nằm ở đường lớn hay đường hẻm nhỏ, đã có nhiều quán ăn sáng xung quanh hay chưa. Từ đó mới đi đến quyết định hướng đến đối tượng nào và bán món ăn gì.

Sau khi xác định mặt bằng, bạn mới bắt đầu “vẽ” ra trong đầu những ý tưởng đầu tiên về việc trang trí, chuẩn bị bàn ghế, dụng cụ bao nhiêu, như thế nào để phù hợp với quy mô và đối tượng phục vụ của quán.

Bước lập ý tưởng kinh doanh mang tính định hướng và quyết định cho công việc buôn bán sau này. Bởi lẽ thông thường, một quán ăn sáng chỉ bán 1 – 2 món ăn sáng. Vì thế, cần xác định các yếu tố nếu trên thật kĩ lưỡng để tiến trình kinh doanh có thể diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Chuẩn bị thực đơn

Trừ những quán xôi có thể bán 7 – 10 loại xôi khác nhau, còn lại đa số các quán ăn sáng chỉ bán 1 – 2 món chính. Vì thế, việc xây dựng thực đơn quán không quá khó khăn. Tuy nhiên, để lên được thực đơn hoàn chỉnh là rất nhiều công việc phía sau gian bếp: từ khâu chọn nguyên vật liệu, công thức nấu ăn ngon, cách bảo quản nguyên liệu hay giá dự tính bán ra, số lời thu được trên mỗi một món bán được…

pho bo gan bo vien

Món ăn phải ngon phải đi kèm với chi phí hợp lý mới thu hút khách hàng

Để có được công thức nấu ăn ngon, bạn có thể học hỏi từ những người quen có kinh nghiệm hoặc chắn chắn hơn là tham gia một lớp học nấu ăn mở quán chuyên nghiệp để được hướng dẫn cụ thể về bí quyết chế biến món ăn sáng thu hút mọi khách hàng. Tại đây, giảng viên cũng sẽ giới thiệu cách chọn, sử dụng và bảo quản nguyên liệu hiệu quả, những nguồn lấy thực phẩm giá cả hợp lý, an toàn…

Về giá bán, cần căn cứ vào đối tượng chủ yếu sẽ đến quán là ai, giá thành chung của các quán ăn xung quanh như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dựa vào giá trị, đẳng cấp của món ăn mà mình sẽ phục vụ để định ra một mức giá phù hợp khiến khách hàng cảm thấy xứng đáng và hài lòng.

Một vài bước chuẩn bị khác

Ngoài việc lên ý tưởng, chuẩn bị vốn, có thực đơn vẫn còn khá nhiều công việc khác mà người kinh doanh cần phải chuẩn bị trước khi mở quán. Tùy vào quy mô quán mà bạn quyết định trang trí như thế nào, thuê bao nhiêu nhân viên và dự tính những chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.

quan an sang sang trong

Một quán ăn sáng có không gian sang trọng nhưng vẫn ấm áp và gần gũi

Việc vạch ra từng bước đi cụ thể cho “công cuộc” mở quán sẽ giúp bạn chi vốn có kế hoạch và đạt được hiệu quả cao hơn, công việc kinh doanh cũng gặp nhiều thuận lợi hơn. Ngoài số vốn đầu tư vào việc chuẩn bị, chủ kinh doanh cũng cần dự trữ một khoản khác để duy trì hoạt động cho quán trong khoảng 3 tháng đầu. Trong thời gian này, bạn nên giữ giá bán ở mức ổn định để duy trì khách.

Để có quyết định đúng, bạn cần có sự nghiên cứu và chuẩn bị kĩ lưỡng. Bài viết trên của Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ là những gợi ý nhỏ nhưng quan trọng, thực tế giúp bạn thêm vững tin vào những quyết định và bước đi của mình. Chúc bạn thành công!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.22 (18 bình chọn)

Tác giả: Vân Đinh

Đinh Vân là một tác giả lớn của Dạy Nấu Ăn. Với kinh nghiệm làm việc tại vị trí Bếp chính của nhiều nhà hàng, khách sạn lớn, cô đã tích lũy cho mình vốn kiến thức, kỹ năng về nấu ăn chuyên nghiệp. Cô tham gia cộng tác cùng Dạy Nấu Ăn trong công tác đào tạo và biên tập để mang lại nhiều kiến thức chuyên môn hơn đến học viên, bạn đọc. Cùng theo dõi Đinh Vân trên Twitter để cập nhật kiến thức nhé!

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn