Hỏi Đáp : Mở Quán Bán Cơm Tấm Có Lời Không?

Bởi Lê Husky

Cơm tấm là món ăn bình dị nhưng nổi tiếng, được rất nhiều người yêu thích ở các tỉnh miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng. Chính vì vậy, mở quán cơm tấm bình dân sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng cho kế hoạch kinh doanh của bạn.

Lý do tại sao nên kinh doanh quán cơm tấm bình dân?

– Một số vốn không nhiều: Tất nhiên diện tích quán, phong cách quán phụ thuộc rất lớn vào số vốn mà bạn có. Thế nhưng nếu trong trường hợp bạn chỉ có một số vốn ít thì cũng hoàn toàn có thể mở được quán cơm tấm bình dân. Bởi vì, đối với quán ăn bình dân, chất lượng món ăn là điều quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của bạn. Thực tế, có rất nhiều quán ăn nhỏ nằm ở hẻm, ngách nhưng vẫn luôn nườm nượp khách ra vào và thu lời hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Để mở một quán cơm tấm bình dân, bạn chỉ cần một số vốn khoảng 30 triệu đồng cho tất cả các chi phí sau:

+ Phí mặt bằng: 4 triệu

+ Phí đặt cọc: 4 triệu

+ Phí mua sắm bàn ghế, dụng cụ nấu ăn: 4 triệu

+ Phí nguyên liệu món ăn cho ngày đầu và vài ngày tiếp theo: 4 triệu

+ Phí dự phòng hai tháng đầu: 10 triệu

– Thu lời nhanh tại chỗ: Khác với các hình thức kinh doanh khác thường phải xoay vòng, bán cơm tấm bạn thu tiền và lời ngay tại chỗ. Giá thành mỗi đĩa cơm tấm bình dân thường có giá từ 17 – 25.000đ/1 đĩa tùy theo quy vị trí của quán và món ăn kèm mà thực khách lựa chọn. Và bạn được trả tiền cho món ăn ngay lập tức, nhờ vậy sau khi kết thúc buổi hoặc ngày bán cơm bạn sẽ biết được mình lời lãi bao nhiêu.

– Bán được cả ngày: Cơm tấm là món ăn được nhiều người yêu thích và kể cả buổi sáng, trưa, chiều, tối hay khuya muộn đều bán được. Quán cơm bình dân nên cần bán số lượng nhiều để bù vào giá thành món ăn không quá cao, và việc bán cả ngày, cả ba buổi sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại vốn và sinh lời để kinh doanh.

– Cơm tấm không nhiều món ăn kèm nên không tốn nhiều nhân lực cho việc chế biến và phục vụ. Các món ăn kèm dễ chế biến, giá thành nguyên liệu tương đối rẻ. Ngoài sườn nướng thì trứng, bì, chả trứng… thức ăn phụ như dưa leo, cà chua, xà lách, cải muối… đều dân dã.

com tam la mon an binh dan

Cơm tấm là món ăn bình dân nổi tiếng của Sài Gòn

Kinh doanh cơm tấm lời bao nhiêu?

Bạn cần có sự tính toán kỹ lưỡng các chi phí sẽ bỏ ra và lợi nhuận thu lại được mỗi ngày là bao nhiêu thì mới giúp bạn cân nhắc và điều chỉnh được các chi phí cần thiết, bỏ đi các thứ không cần thiết. Để chi phí bỏ ra càng thấp, bạn cần phải kiếm cho mình một địa chỉ nhập nguyên liệu giá gốc, đi chợ sớm, chọn chợ đầu mối thay vì đi chợ gần nhà, tiết kiệm tất cả những nguyên vật liệu và công dụng cụ còn sử dụng được.

Giá thành nguyên liệu

Một đĩa cơm tấm thường bao gồm các thành phần: cơm, sườn nướng, trứng, chả, bì, lạp xưởng… vài miếng dưa leo, cà chua đi kèm và nước mắm ngon.

Chi phí ước tính nguyên liệu như sau:

– Cơm: 1 kg gạo tấm ngon có giá từ 8 – 12.000 đồng, nấu được khoảng 10 – 15 phần cơm, như vậy giá khoảng dưới 1.000đ/ 1 phần cơm.

– Sườn: 1kg sườn cốt lết giá khoảng 50 – 60.000 đồng , sẽ cắt được từ 12 – 15 miếng, như vậy giá khoảng 4 – 5.000đ/ 1 phần sườn nướng.

– Chả trứng: Để làm 1 đĩa chả trứng cần 5 quả trứng, 200g thịt heo xay, 200g nấm mèo, miến, rau thơm, gia vị hết khoảng 40- 50.000 đồng, 1 đĩa chả trứng cắt ra được khoảng 10 phần, như vậy giá khoảng 4 -5.000đ/1 phần chả trứng.

– Lạp xưởng: 100k – 120k tùy loại, 1 kg lạp xưởng sẽ chế biến được khoảng 15 – 17 phần, giá khoảng 7.000đ/1 phần lạp xưởng.

– Trứng: Trứng 2.000 1 quả, 1 phần trứng khoảng 2 quả giá sẽ là 4.000đ/ 1 phần 2 trứng.

– Bì heo khoảng 25 -30k/kg, 1kg bì heo rất nhiều, thường thì bì heo để ăn kèm với các món ăn khác chứ ít người ăn cơm tấm và bì heo không, mỗi phần bì heo chỉ khoảng 1.000đ.

– Dưa leo, cà chua giá 6 – 8.000đ/1 kg, hành lá giá 15 – 20.000đ/1 kg.

– Gia vị.

Chi phí chế biến và lợi nhuận:

Thử làm một phép tính cộng sau đây, bạn có thể biết được mình lời bao nhiêu trong một đĩa cơm tấm.

– Chi phí chế biến một đĩa cơm tấm sườn: Cơm (1.000đ) + 1 miếng sườn (6.000đ) + 1 phần bì (1.000đ) + vài lát cà chua, dưa leo, hành lá (1000đ) + nước mắm ngon (1.000đ) = 10.000đ. giá bán khoảng 17 – 18.000đ. Lời khoảng 7 – 8.000đ.

– Chi phí chế biến một đĩa cơm tấm chả trứng: Cơm (1.000đ) + 1 miếng chả trứng (5.000đ) + 1 phần bì (1.000đ) + vài lát cà chua, dưa leo, hành lá (1.000đ) + nước mắm ngon (1.000đ) = 9.000đ giá bán khoảng 17 – 18.000đ . Lời khoảng 8 – 9.000đ.

– Chi phí chế biến một đĩa cơm tấm thập cẩm:

Cơm (1.000đ) + 1 miếng sườn (6.000đ) – 1/2 miếng chả trứng (2.500đ) + 1 quả trứng chiên (2.000đ) + 1 phần bì (1.000đ) +vài lát cà chua, dưa leo, rau thơm (1.000đ) + nước mắm ngon (1.000đ) = 15.000đ, giá bán khoảng 22 – 25.000đ. Lời khoảng 7 -10.000đ…

Lưu ý: Giá cả của mỗi đĩa cơm tấm phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng lựa chọn món ăn kèm.

loi nhuan com tam duoc dat len hang dau

Trong kinh doanh, yếu tố lợi nhuận được đặt lên hàng đầu và cần có sự tính toán kỹ lưỡng

Như vậy, kinh doanh cơm tấm lời hay không lời?

Mở quán cơm tấm bình dân, bạn cần cân nhắc và tính toán giá cả hợp lý để có nhiều khách hàng thân thiết. Trung bình một ngày chỉ cần bán khoảng 100 phần cơm, bạn có thể lời từ 600 – 800.000đ, trừ thêm chi phí nhân viên, phí mặt bằng, vẫn lời khoảng 400 – 600.000đ/ ngày, thu nhập bình quân sẽ khoảng 15 triệu/1 tháng. So với nhiều hình thức kinh doanh khác, bán cơm tấm vừa đơn giản, nhẹ nhàng mà thu lời nhiều – là ý tưởng kinh doanh rất tốt cho những người có số vốn ít.

Dĩ nhiên đây chỉ là những con số ước tính, lời nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tài kinh doanh của bạn, cơm càng ngon thì càng bán được nhiều. Vì vậy, bạn phải tuyển được đầu bếp có tay nghề cao (tốn thêm tiền nhân công) hoặc đăng ký học một khóa nấu ăn để tự làm đầu cho chính mình.

Lớp học nấu cơm tấm của chúng tôi sẽ giúp bạn có được cách nấu cơm tấm bán. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định kinh doanh, đừng chần chừ việc học để có kinh nghiệm và bí quyết cho riêng mình nhé!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 4.39 (39 bình chọn)

Tác giả: Lê Husky

Husky Lê là một chuyên gia về lĩnh vực Nhà Hàng Khách Sạn. Vượt qua được những bài đánh giá chất lượng tiêu chuẩn VTOS và trở thành quản lý của chuỗi Khách Sạn Metropole tại Việt Nam. Husky Lê cộng tác với Dạy Nấu Ăn nhằm hỗ trợ các học viên các kỹ năng và kiến thức về VTOS và cũng tạo điều kiện cho các học viên trải nghiệm môi trường làm việc tại Metropole.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn