Tiệc cưới của người miền Tây nổi tiếng với sự gần gũi, ấm áp, những món ăn trong thực đơn đám cưới miền Tây cũng đậm chất phóng kháng và mộc mạc. Vậy đám cưới miền Tây thường có món gì ngon? Hãy cùng Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ tìm hiểu thực đơn đám cưới miền Tây qua bài viết sau nhé.
Thực đơn đám cưới miền Tây đậm chất phóng kháng và mộc mạc (Ảnh: Internet)
Những điều cần biết về thực đơn đám cưới miền Tây
Trong đám cưới của người miền Tây, thay vì đãi bia, họ chiêu đãi khách bằng rượu đế tự ủ. Một số gia đình có điều kiện có thể đãi bia nhưng họ vẫn dùng rượu để đãi thực khách như một nét truyền thống trong đám cưới của người miền Tây. Người miền Tây cũng rất phóng khoáng trong chuyện uống rượu, khi uống họ sẽ uống hết mình nên không khí những bữa tiệc cưới luôn sôi động và náo nhiệt.
Người miền Tây thường tự tổ chức đám cưới và đãi tiệc ở nhà, vì vậy lễ cưới ở miền Tây rất vui vẻ và tình cảm. Món ăn trong các đám cưới miền Tây chỉ khoảng 5 món và chủ yếu được làm từ đặc sản của địa phương. Tuy nhiên, cũng có những điều kiêng kị trong thực đơn đám cưới miền Tây đó là tránh các món canh chua, canh đắng, món mắm và cá nướng trui.
Cá nướng trui là điều phải kiêng kỵ trong thực đơn đám cưới miền Tây (Ảnh: Internet)
Người miền Tây tin rằng “chua”, “đắng” và mắm “hôi” không nên có mặt trong ngày cưới vì sẽ không may mắn. Lẩu mắm, cá lóc nướng trui dù là đặc sản của miền Tây nhưng không được phép xuất hiện trong thực đơn tiệc cưới. Người ta kiêng bởi hình ảnh cá nướng trui tượng trưng cho sự cháy xém đen đủi, mang lại sự kém may mắn cho hạnh phúc của các cặp đôi.
Gợi ý các món ngon cho thực đơn đám cưới miền Tây
Món khai vị
Món khai vị trong thực đơn đám cưới miền Tây thường là súp, gỏi hoặc các món chiên, nướng. Gỏi vốn là đặc sản ở miền Tây, được biến tấu thành nhiều món ăn đa dạng về hương vị và thành phần như gỏi tai heo ngó sen, gỏi ngó sen tôm thịt, gỏi xoài tôm khô, gỏi xoài khô cá sặc, gỏi càng cua trộn trứng…
Các món súp thường được dùng phổ biến trong khai vị (Ảnh: Internet)
Ngoài gỏi, các món ăn khai vị đãi tiệc phổ biến có thể kể đến súp măng cua, súp hải sản, cháo nấm, mực chiên xù, cua ghẹ tẩm bột, chả giò hải sản, chả giò tôm thịt… Nếu gia đình khá giả có thể đãi khách súp tổ yến. Thông thường khai vị gồm có ba món, do đó bạn có thể linh động giữa súp, gỏi hoặc một món chiên bất kỳ để thực khách không cảm thấy ngán.
Món chính
Phần quan trọng nhất trong thực đơn đãi tiệc cưới miền Tây là các món chính. Các món ăn chính trong thực đơn đám cưới miền Tây không quá cầu kỳ mà rất dân dã, phù hợp với khẩu vị của khách mời. Thực đơn món chính rất đa dạng và được chế biến phong phú. Các món cá, gà, thịt xuất hiện nhiều trong bữa tiệc đám cưới miền Tây có thể kể đến gà quay, heo sữa, cá lóc, cá chẽm, thịt bò… được chế biến theo nhiều cách khác nhau như hấp, chiên xù, làm bò né hay nấu lẩu ăn kèm với rau. Sau đó là món cơm hoặc xôi như cơm chiên, gà bó xôi, xôi gấc.
Thực đơn món chính rất đa dạng và được chế biến phong phú (Ảnh: Internet)
Đặc biệt, thực đơn đám cưới miền Tây không thể thiếu lẩu. Lẩu được coi là món ăn chính đặc trưng của miền Tây. Lẩu miền Tây rất thơm ngon và đặc sắc, là sự kết hợp của nhiều loại cá, tôm và rau. Tiêu biểu như lẩu hải sản, lẩu chua cá linh bông điên điển, lẩu cá kèo, lẩu cá thác lác, lẩu vịt nấu chao…
Món tráng miệng
Khi gần kết thúc bữa ăn, các món tráng miệng như kem hay rau câu sẽ được dọn lên cho thực khách. Món tráng miệng có thể là trái cây, hoa quả tươi, rau câu, bánh flan, bánh ngọt…
Món tráng miệng trong tiệc cưới miền Tây thường là bánh ngọt, trái cây (Ảnh: Internet)
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về thực đơn đám cưới miền Tây, người dân miền Tây Nam Bộ thường đãi khách những món ngon nào trong tiệc cưới và cảm nhận được không khí vui vẻ, nhiệt tình trong đám cưới của người miền Tây. Hãy thường xuyên theo dõi những bài viết thú vị của Daynauan.info.vn để biết thêm nhiều kiến thức về ẩm thực nhé.
Ý kiến của bạn