Trong cuộc đời của chúng ta luôn xuất hiện những cột mốc mà ở đó, chúng ta bắt buộc phải đưa ra những quyết định. Chọn nghề có thể xem là quyết định vô cùng quan trọng và cũng thật khó khăn. Nếu đã có sẵn định hướng và hình thành rất rõ nghề nghiệp yêu thích trong đầu, điều ấy quá tuyệt. Nhưng nếu không thì sao? Hãy cùng Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ tham khảo ngay những bước dưới đây.
Làm trắc nghiệm tính cách – Nhóm nghề nào phù hợp với bạn nhất?
Tính cách từ lâu đã được xem là một trong những yếu tố đầu tiên cần được đưa ra xem xét và đặt làm tiêu chí chọn nghề. Tính cách có liên quan mật thiết đến nhóm ngành mà bạn sẽ lựa chọn. Chẳng hạn như bạn là người hướng ngoại, thích tham gia các hoạt động và gặp gỡ người lạ, có óc tổ chức và ứng biến tình huống rất nhanh. Vậy các nhóm ngành liên quan đến truyền thông hay tổ chức sự kiện.
Nhìn chung, Trắc nghiệm tính cách – hệ thống trắc nghiệm hỗ trợ chọn nghề được phát triển ở châu Âu đã đưa ra 4 nhóm nhóm người tương ứng với 16 nhóm tính cách khác nhau, trong đó có nhóm người thực dụng, người thích chăm sóc người khác, nhà lý luận và người có sự cảm thông, chia sẻ…
Tham khảo bảng trắc nghiệm dưới đây để biết bạn đang nằm ở nhóm tính cách nào và có nghề nghiệp phù hợp tương ứng nào nhé!
Các bước lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
Dựa vào đây, bạn có thể khoanh vùng được những định hướng nghề nghiệp khái quát cho mình. Tuy nhiên sau đó thì sao? Thử làm theo 5 bước dưới đây nào!
Xác định năng lực vượt trội của bản thân: Một công việc mà bạn có thế mạnh về nó, yêu thích việc tìm hiểu nó thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Ví dụ nhé, nếu bản thân nhớ công thức rất nhanh, nhớ được các nguyên tắc nấu ăn ngon, lại có thêm khiếu thẩm mỹ thì công việc đầu bếp rất thích hợp với bạn đấy.
Tham khảo ý kiến: từ phụ huynh, thầy cô, các chuyên gia tâm lý và đặc biệt là những anh chị hiện đang làm những công việc mà bạn đang “nhắm” tới. Vì sao chúng tôi lại khuyên bạn nên lắng nghe lời khuyên? Chẳng phải chính kiến của bản thân là quan trọng nhất hay sao? Đúng! Chính kiến bản thân là quan trọng nhất. Nhưng bạn đang thiếu những cái nhìn thật, tổng quan về nghề và chính những người đi trước sẽ cho bạn biết điều đó. Đừng ngại hỏi vì tôi tin chắc rằng những người có kinh nghiệm sẽ vô cùng sẵn lòng khi chia sẻ cho bạn về câu chuyện chọn nghề.
Trải nghiệm từ thực tế: Có một số ngành nghề chúng ta học và có thể làm được rất nhiều công việc khác nhau. Ngành ngôn ngữ học chẳng hạn. Sinh viên ngành này có thể làm biên tập viên, viết báo, du lịch, dịch thuật, thậm chí làm các công việc liên quan đến marketing… Để biết bản thân muốn gì và hợp với ngành gì, bạn đừng ngại trải nghiệm thực tế. Thử nghiệm các công việc sẽ là cách tốt nhất để trả lời cho chúng ta biết: đâu là nghề nghiệp thực sự dành cho bạn.
Lên một kế hoạch cụ thể: Cho dù bạn đã biết mình chọn nghề gì hay chưa thì cũng hãy lên một kế hoạch thật cụ thể. Chọn nghề gì? Nên làm gì trong thời gian chọn nghề? (Tham gia hội thảo tư vấn nghề nghiệp, hỏi thầy cô, đọc thêm sách…). Sau khi chọn xong sẽ học tập như thế nào? Học đến bao lâu thì xin đi thực tập? Khung thời gian càng cụ thể thì bạn càng cảm thấy hướng đi của mình sáng rõ, có mục tiêu rõ ràng.
G +P + V: G (Gift – Tài năng), P (Passion – Đam mê), V (Value – Giá trị bản thân) sẽ là công thức mà bạn không thể quên trong lúc này. Hãy “rà soát” lại bản thân và cộng hưởng cả 3 yếu tố này lại. Nghề nghiệp nào bạn tự tin thể hiện nhất? Nghề nào khiến bạn háo hức mỗi khi nhắc đến nhất? Và nghề nào mà bạn tin rằng khi làm nó bạn được là chính mình, cảm thấy mình có ích và có thể thăng tiến… Vậy thì hãy suy nghĩ nghiêm túc về việc chọn công việc đó.
Cần làm gì sau khi chọn nghề?
Sau khi chọn nghề, đừng phó mặc nó cho thầy cô hay nghĩ rằng học cần đến vài tháng, vài năm, học xong rồi tính. Như đã nói ở bước Lên một kế hoạch cụ thể, bạn phải tự đặt ra những mốc cụ thể và cố gắng thực hiện nó.
Trong quá trình học, cố gắng tìm mọi cơ hội để được trải nghiệm thực tế với công việc. Điều này là vô cùng quý giá vì nó sẽ giúp bạn hiểu về công việc của mình, có kinh nghiệm về chuyên môn cũng như kỹ năng giải quyết. Và bạn biết không? Đó chính là điều mà nhà tuyển dụng cần nhất khi lựa chọn nhân sự đấy!
Cách xác định nghề nghiệp phù hợp không đóng khung với những bước như trên. Nhưng đó là điều căn bản mà chúng tôi cho rằng sẽ rất hữu ích với bạn. Chọn nghề bao giờ cũng gian nan và khiến người ta đau đầu. Càng gian nan thì càng phải có kế sách bài bản để vượt qua thuận lợi.
Chúc bạn sẽ sớm tìm ra được “chân lý” của mình nhé!
Ý kiến của bạn