Học Bếp Nhật Có Khó Như Chúng Ta Vẫn Nghĩ?

Những khóa học bếp Nhật căn bản sẽ giúp bạn có những kiến thức nền tảng về nguyên tắc nấu ăn theo phong cách Nhật và thực hành một số chuyên đề phổ biến của nền ẩm thực này. So với Việt Nam và các quốc gia châu Á khác, món Nhật có nhiều sự khác biệt, song cũng có những điểm tương đồng mà bạn cần tìm hiểu trước khi bắt đầu một khóa học bếp Nhật chuyên nghiệp.

Lớp học bếp Nhật cơ bản

Lớp học bếp Nhật cơ bản

Những thuận lợi khi học nấu món Nhật

Cùng thuộc về châu Á, Nhật Bản cũng như Việt Nam hay Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia hay nhiều nước khác cùng khu vực đều chọn gạo là nguồn thực phẩm chính. Sở thích “chuộng” hải sản hơn là thịt cũng là một điểm chung lớn và điều này tạo ra khá nhiều thuận lợi cho học viên muốn học bếp Nhật. Sự quen thuộc trong cách sử dụng nguyên liệu nấu ăn sẽ giúp các bạn dễ tiếp thu bài hơn, hiểu bài nhanh hơn.

Trong khóa học nấu ăn món Nhật căn bản, trước hết bạn sẽ được tìm hiểu tổng quan về ẩm thực Nhật, tiếp đó là học về phương pháp chế biến, đại cương dinh dưỡng để hiểu rõ cấu trúc bữa ăn hay các phương pháp nấu cơ bản. Những phương pháp như xào, chiên, gỏi, món canh (súp)… đều rất phổ biến ở Nhật và cũng quen thuộc với người Việt. Vì thế, bạn sẽ không cảm thấy quá khó khăn khi bắt đầu tiếp xúc với nền ẩm thực này.

Thú vị thay, ẩm thực Nhật – Việt có khá nhiều điểm tương đồng, thậm chí còn có không ít món ăn và thức uống “na ná” nhau. Đơn cử, món Chawanmushi – một kiểu trứng hấp của Nhật có cách chế biến hấp cách thủy tương tự như món chả trứng hấp dùng chung với cơm tấm của món Việt…

Chawanmushi

Chawanmushi – món trứng hấp kiểu Nhật (Ảnh: Internet)

Sự giao thoa giữa 2 nền ẩm thực Việt – Nhật với nhiều nét tương đồng trong nguyên liệu, phương pháp, kỹ thuật chế biến giúp người học cảm thấy thực chất học món Nhật không quá khó.

Những khó khăn mà người học bếp Nhật thường gặp phải

Dù có không ít điểm chung, song bếp Nhật có khá nhiều điểm “đánh đố” người học bởi sự khắt khe, tính cẩn thận và tỉ mỉ cao trong toàn bộ quy trình lựa chọn và chế biến món ăn.

Một trong những điểm khó nhất đối với người học món Nhật chính là ở khâu sơ chế cá và hải sản tươi. Cá để làm các món ăn mà đặc biệt là sushi hay sashimi phải tươi sống, được lựa chọn từ những con tốt nhất và trải qua khâu sơ chế vô cùng tỉ mỉ, chính xác để vừa đảm bảo vệ sinh, vừa loại bỏ đi những phần độc hại nhưng vẫn giữ được độ tươi ngon của một món ăn tươi sống.

Phần khó khăn tiếp theo đến từ cách sử dụng và nêm nếm gia vị. Ở nước ta, các loại gia vị như bột ngọt, hạt nêm, muối hay nước mắm thường rất hay được sử dụng. Song điều này không thực sự phổ biến tại Nhật. Thay vào đó, họ thường sử dụng 5 loại gia vị là sa – shi – su – se – so (đường, rượu – muối – giấm – nước tương – đậu tương miso). Bạn phải cực kì khéo léo, cẩn thận trong khi dùng và kết hợp các loại gia vị này cùng nhau.

chế biến món Nhật

Từng đường cắt, thái khi sơ chế đều rất quan trọng trong chế biến món Nhật

Thậm chí, cách dùng dao cho đúng, cách trang trí và cung cách phục vụ cũng là điểm mà khi học bếp Nhật bạn cần lưu ý. Đối với người Nhật, trang trí một món ăn vừa nâng cao thẩm mỹ của món ăn, vừa là sự tôn trọng thực khách của người đầu bếp. Bên cạnh đó, cung cách phục vụ từ cách chọn đĩa đến cách phục vụ đều thể hiện tính chuyên nghiệp và sự am hiểu về văn hóa, ẩm thực Nhật Bản của bạn.

Không sợ khó nếu học bếp Nhật từ căn bản

Món Nhật nói dễ quả thực dễ bởi Nhật Bản có một nền văn hóa ẩm thực khá tương đồng với nước ta. Nhưng món Nhật nói khó quả thực cũng rất khó bởi sự khắt khe trong chế biến. Để trở thành một đầu bếp Nhật, tự học đôi khi chưa đủ mà cần phải có sự hướng dẫn, thậm chí “cầm tay chỉ việc” của những đầu bếp giàu kinh nghiệm giúp bạn vừa nắm được những nguyên tắc trong chế biến và xây dựng thực đơn chuẩn Nhật, vừa có thể thực hành nấu món Nhật đúng phương pháp.

Cũng như một cái cây, nuôi dưỡng tốt từ gốc thì sẽ phát triển rất nhanh, rất lâu. Đừng vội vàng học nấu những món khó, phức tạp trước. Thay vào đó, bạn hãy tìm hiểu về nguyên lý của ẩm thực, nền tảng của chế biến. Nắm được cái cốt lõi thì rất dễ để đi lên. Học món Nhật căn bản chính là để trau dồi cái cốt lõi đó.

Cuối cùng, chúng tôi muốn khuyên bạn rằng khó – dễ còn nằm ở chính chúng ta. Có nỗ lực và kiên trì thì khó cũng thành dễ. Ngược lại, thiếu nhẫn nại và vội vàng, không chắc chắn thì dễ cũng sớm thành khó. Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ chúc bạn sẽ luôn có nhiều động lực để theo đuổi đến cùng sự lựa chọn của mình!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Điểm: 5 (2 bình chọn)

Tác giả: Yến Huỳnh

Huỳnh Yến là một Biên Tập Viên lâu năm tại Dạy Nấu Ăn. Với rất nhiều kiến thức về các món ăn của Việt Nam cũng như thế giới, Huỳnh Yến đã mang đến cho Dạy Nấu Ăn những bài viết hướng dẫn nấu ăn hết sức hấp dẫn và nhận được nhiều sự quan tâm.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn