Nhiều người nhận xét rằng hủ tiếu chay ở nhiều quán ăn, nhà hàng chay không những rất vừa ăn mà có khi còn đậm đà và ngon “vượt mặt” cả hủ tiếu thịt. Bạn cũng muốn tự tay mình chế biến một tô hủ tiếu chay khiến người ăn “ngất ngây” như thế chứ? Vậy hãy vào bếp cùng Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ hôm nay với món hủ tiếu chay bạn nhé!
Hủ tiếu chay về cơ bản vẫn sử dụng những nguyên liệu quen thuộc thường thấy khi ăn chay như các loại rau, củ, quả, đậu hũ… Tuy nhiên, cách sử dụng gia vị, nêm nếm cũng như định lượng các nguyên liệu, thời gian nấu nước dùng sẽ có sự khác nhau và điều đó làm nên “đẳng cấp” khác nhau ở mỗi tô hủ tiếu chay. Nấu hủ tiếu chay hay mặn cũng vậy, quan trọng nhất là ở phần nước dùng, vì thế bạn nên chú trọng học cách nấu nước dùng hủ tiếu ngon nếu muốn có một tô hủ tiếu ngon.
Hủ tiếu chay nếu biết cách nấu sẽ ngon không thua kém so với hủ tiếu mặn
NGUYÊN LIỆU
- 2 trái táo lớn
- 1 trái lê lớn
- 2 trái bắp Mĩ
- 2 củ cà rốt
- 2 củ cải trắng
- 10gram nấm rơm
- 200gram mì căn
- 2 cây sả lớn
- 2 miếng đậu hũ chiên
- 2 – 3 miếng mì căn
- 1 muỗng chao trắng và 1 muỗng chao đỏ
- Các gia vị: đường phèn, ngũ vị hương chay, muối, nước tương
- Sợi hủ tiếu và các loại rau ăn kèm yêu thích.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Nấu hủ tiếu như đã nói quan trọng nhất vẫn là phần nước dùng mà chúng ta vẫn quen gọi là nước lèo. Ngoài ra còn có phần nước chấm ăn kèm.
Thực hiện chế biến nước dùng:
Sơ chế nguyên liệu
Trước hết bạn sơ chế tất cả các loại rau, củ quả bằng cách rửa sạch và ngâm nước muối.
+ Táo và lê cắt đôi, bỏ hạt
+ Bắp Mĩ lột vỏ, bỏ râu và cắt thành ba khúc
+ Cà rốt, củ cải trắng bào bỏ vỏ, sau đó cắt khoanh hoặc tỉa hình tùy theo ý thích.
Nấu nước dùng
Sau khi đã chuẩn bị các loại rau củ đầy đủ, bạn bắc một nồi nước khoảng 3 lít nước, nêm với đường phèn và thả tất cả các loại rau củ vào ninh. Lưu ý khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa để tránh cạn quá nhiều nước và củ không mềm kịp.
Thực hiện phần hủ tiếu khô:
Trong khi chờ nước dùng đang ninh, bạn tiến hành sơ chế phần hủ tiếu khô trước khi chan nước vào.
Bước 1:
+ Đậu hũ bạn xắt thành từng miếng vuông, sau đó chiên lại một lượt cho giòn và nóng.
+ Mì căn bạn cũng cắt thành từng miếng sao cho vừa ăn và chiên một lượt cho giòn và nóng.
Bước 2:
Sả đập dập hoặc băm nhuyễn rồi phi thơm trong một nồi nhỏ (sử dụng nồi hay dùng để kho). Sau đó, cho đậu hũ, mì căn vào cùng. Thêm khoảng nửa chén nước để nguyên liệu không bị cháy và nêm chút đường, chút muối và nước tương, để lửa nhỏ và kho trong khoảng 15 – 20 phút cho nước sệt lại và các nguyên liệu sắc, thấm gia vị thì tắt bếp.
Bước 3:
Sau khi nồi nước dùng đã được, bạn lọc qua nước dùng để loại bỏ cặn do củ, quả tiết ra. Sau đó chỉ cho cà rốt và củ cải trắng cùng nấm rơm vào nồi nước đã lọc, nấu sôi và nêm nếm gia vị lại một lần nữa cho vừa ăn.
Bước 4:
Trụng sợi hủ tiếu cho mềm và xếp ra tô. Cho vào đó một ít đậu hũ, mì căn kho, sau đó chan nước dùng vào. Để hủ tiếu tăng thêm phần hấp dẫn, bạn trụng một ít rau xà lách, giá, một số loại rau thơm, chanh và một chén chao nhỏ để chấm kèm. Muốn có chao ngon, bạn pha 1 muỗng chao trắng với 1 muỗng chao đỏ và nêm thêm một chút đường.
Tô hủ tiếu chay “vừa nhìn đã thèm”
Hủ tiếu chay hiện nay là một món nước được bán phổ biến ở nhiều quán chay, nhà hàng chay. Tuy nhiên, Daynauan.info.vn nhận thấy rằng điểm chung của khá nhiều quán có bán hủ tiếu chay hiện nay là khá ngọt. Vị ngọt tự nhiên của rau, củ tiết ra rất khác với vị ngọt gắt nếu chúng ta cho quá nhiều đường hoặc hạt nêm. Vì thế, bạn nên cân bằng lại các nguyên liệu và gia vị trong khi nêm để ăn ngon hơn và cũng đảm bảo sức khỏe tốt hơn nữa bạn nhé!
Trường hợp bạn muốn nấu ăn chay ngon hay nhanh tay đăng ký 1 khóa học nấu ăn chay để làm được nhiều món chay ngon khác, ngon và đúng vị hơn nhé.
Tham khảo thêm :
Ý kiến của bạn