Nếu bạn đã từng nghe qua phương pháp ăn gạo lứt muối mè, điều đó có nghĩa là bạn đã bước đầu tiếp xúc với ăn thực dưỡng. Thực chất, thực dưỡng đã được xây dựng bài bản thành một phương pháp ăn uống có hệ thống, nguyên tắc ăn uống khoa học và được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Vậy, trước tiên hãy cùng Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ tìm hiểu: Ăn thực dưỡng là gì?
Xét theo nghĩa từ nguyên, “thực” nghĩa là ăn, “dưỡng” trong “dinh dưỡng” có nghĩa là nuôi nấng. Hiểu một cách đơn giản, thực dưỡng là một phương pháp ăn uống để giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh khỏi các loại bệnh tật. Người có công xây dựng thực dưỡng thành một phương pháp khoa học và truyền bá ra thế giới là một triết gia – thương nhân người Nhật – Georges Ohsawa và sau này là các môn đệ của ông. Theo đó, để áp dụng thực dưỡng, người ăn cần phải áp dụng đúng 7 điều kiện, 4 nguyên tắc và sơ đồ 10 số. Mặc dù hiện nay vẫn còn một số tranh cãi xoay quanh phương pháp thực dưỡng, song không thể phủ nhận những giá trị tích cực mà này mang lại.
Gạo lứt là thực phẩm được ưu tiên hàng đầu trong thực dưỡng
Thực dưỡng là gì?
Thực dưỡng là “phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống”, tức là kết hợp giữa việc ăn uống lành mạnh với sinh hoạt, suy nghĩ lành mạnh để cân bằng cuộc sống, vui vẻ và tránh được bệnh tật. Không đơn giản là ăn uống khoa học hay ăn chay, thực dưỡng đề ra những nguyên tắc riêng của mình và đã từng được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận là phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh khoa học, có hiệu quả.
Nói về nguồn gốc của phương pháp thực dưỡng, có thể xem đó là một câu chuyện dài về hành trình của “cha đẻ của phương pháp thực dưỡng” Ohsawa. Bắt đầu từ việc được chữa khỏi bệnh lao nhờ vào việc sử dụng thực phẩm cân bằng tính âm – dương tronh cơ thể, Ohsawa đã dành trọn tâm huyết của mình để nghiên cứu về một phương pháp ăn uống khoa học mà ông gọi là thực dưỡng. Là một triết gia, cách xây dựng phương pháp thực dưỡng của ông chịu nhiều ảnh hưởng từ thế giới quan phương Đông, tức vạn vật đều có hai mặt âm – dương, bệnh sinh ra là do mất cân bằng giữa hai yếu tố này. Vì thế, muốn khỏe mạnh, con người phải tìm cách cân bằng tính âm – dương trong cơ thể và điều này được áp dụng cả vào cách ăn uống và lối suy nghĩ, sinh hoạt hàng ngày.
Các nguyên tắc, điều kiện và sơ đồ ăn uống thực dưỡng
Việc áp dụng phương pháp thực dưỡng cần phải có ý chí cao. Càng khắt khe và thực hiện đúng các quy trình, quy tắc bao nhiêu thì con người càng đạt được đến sự cân bằng bấy nhiêu. Điều đó có nghĩa là không chỉ phòng ngừa, đẩy lùi bệnh tật mà còn giúp chúng ta trở nên, điềm tĩnh, minh mẫn hơn, “đạt được quân bình cả về thể xác lẫn tinh thần”.
Theo đó, trong các tác phẩm của mình nói về thực dưỡng, Ohsawa đã đề ra 10 mức (còn gọi là sơ đồ 10 số) ăn theo phương pháp thực dưỡng từ thấp (dễ thực hiện) đến cao (khó thực hiện nhưng hiệu quả nhanh) như sau:
-3: 10% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 15% rau sống – 30% thịt – 10% canh súp – 5% đồ ngọt tráng miệng
-2: 20% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 10% rau sống – 25% thịt – 10% canh súp – 5% đồ ngọt tráng miệng
-1: 30% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 10% rau sống, trái cây – 20% thịt – 10% canh súp
1: 40% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 20% thịt – 10% canh súp
2: 50% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 10 % thịt – 10% canh súp
3: 60% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 10% rau sống, trái cây – 20% thịt – 10% canh súp
4: 70% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 10% rau sống, trái cây – 20% thịt – 10% canh súp
5: 80% gạo lứt – 30% rau củ xào (hấp) – 10% rau sống, trái cây – 20% thịt – 10% canh súp
6: 90% gạo lứt – 10% rau củ xào (hấp)
7: 100% gạo lứt
Cũng trong tác phẩm của mình, Ohsawa đã đề ra 7 tiêu chí đánh giá khi áp dụng phương pháp thực dưỡng:
- Không cảm thấy mệt mỏi
- Ăn ngon miệng
- Ngủ ngon giấc
- Trí nhớ tốt
- Hòa đồng
- Thông tuệ trong cả tư duy và hành động
- Có niềm tin tuyệt đối vào phương pháp mà mình đang sử dụng
Phương pháp thực dưỡng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như sau:
STT | Nguyên tắc | Định nghĩa | Mục đích | Ví dụ |
1 | Ăn toàn phần | Sử dụng thực phẩm hầu như chưa qua chế biến | Thực phẩm toàn phần hầu hết đều có sự cân bằng âm dương, việc chế biến quá nhiều sẽ phá vỡ tính cân bằng âm dương tự – nhiên có trong thức ăn, từ đó dẫn đến bệnh tật (vì làm trái với quy luật thiên nhiên) | Ngũ cốc nguyên cám, rau củ nguyên vỏ |
2 | Sử dụng thực phẩm từ thiên nhiên | Sử dụng thực phẩm đúng mùa | Thực phẩm đúng mùa là thực phẩm được lấy từ những nguyên liệu sinh sản theo đúng quy luật của tự nhiên, không chứa hóa chất, vì thế tốt cho sức khỏe con người | |
3 | Quân bình | Sử dụng cân bằng các thực phẩm mang tính âm với các thực phẩm mang tính dương. Chẳng hạn, không nên dùng nhiều rượu vì mang tính âm nhiều, không nên ăn nhiều thịt vì mang tính dương cao… | Sử dụng thực phẩm âm quá nhiều khiến con người trở nên mềm yếu, cơ thể bị trì trệ. Trong khi đó, sử dụng quá nhiều thực phẩm mang tính dương cao sẽ khiến chúng ta trở nên bảo thủ, kiêu ngạo. Tuy nhiên, cân bằng được giữa hai cực thực phẩm âm – dương sẽ giúp tính cách ôn hòa, có nhu – có cương, vừa điềm tĩnh lại vừa cương trực. | Nhóm thực phẩm đi từ âm đến dương (càng về sau tính dương càng tăng): Chất gây nghiện – đường – dầu ăn – men – mật ong – nước – hạt – rong biển – rau – ngũ cốc – động vật giáp xác – cá – muối thôi – thịt – trứng – muối tinh. Gạo lứt là thực phẩm có tính cân bằng âm -dương. |
4 | Tấm lòng | Thể hiện lòng biết ơn đến thực phẩm và người đã tạo ra những món ăn ngon. |
Ngày nay, trên thế giới có khá nhiều người đã từng được nghe và áp dụng phương pháp thực dưỡng. Thực tế trên thế giới, cách ăn uống như chỉ dùng ngũ cốc, ăn gạo lứt muối mè đã diễn ra từ rất lâu ở các nước phương Tây, nhưng phải đến Ohsawa nó mới thực sự được xây dựng và phát triển thành một phương pháp hoàn chỉnh, được công nhận và truyền bá rộng rãi. Nếu bạn muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn về thực dưỡng, cơ chế ăn uống cụ thể, hãy tiếp tục theo dõi những bài viết khác của Daynauan.info.vn nhé!
Tham khảo thêm: Tìm Hiểu Về Phương Pháp Thực Dưỡng Số 7
Ý kiến của bạn